Chuyển đến nội dung chính

Vì sao nói: “Giáo dưỡng” trên bàn ăn quyết định tương lai của đứa trẻ

 

Vì sao nói:
Nguồn ảnh: Nữ Đức

Bậc thầy về phép xã giao hàng đầu thế giới là William Hansen đã từng nói: “Người giỏi quan sát, chỉ cần đặt công phu vào một bữa ăn của ai đó, thì có thể biết được nền tảng tính cách của cha mẹ, cũng như nền tảng giáo dục của họ như thế nào?”

Lễ nghĩa, phép xã giao trên bàn ăn của một người, có mối liên hệ mật thiết đến sự giáo dục trong gia đình, cũng như sự giáo dưỡng được hưởng thụ của họ. Người có cách cư xử không đúng lễ tiết trên bàn ăn, đầu tiên không phải phản ánh thói hư tật xấu của họ, mà là sự giáo dục của cha mẹ họ, ngay từ khi còn nhỏ.

Sự giáo dục của cha mẹ quyết định sự giáo dưỡng của con cái

Trong một bữa tiệc, có một cặp vợ chồng dẫn theo một bé trai 9 tuổi, trong bữa ăn, đứa trẻ không hề dừng lại, không ăn uống gì mà cứ chạy lung tung xung quanh, làm ảnh hưởng đến những vị khách tham gia bữa tiệc.

Nhưng mẹ của đứa trẻ lại coi như không có chuyện gì, cô chỉ bận nói chuyện phiếm với những người xung quanh, dường như không nhìn thấy bát canh của đứa trẻ văng vào vị khách.

Trong lúc trò chuyện, người mẹ thao thao bất tuyệt, nói rất nhiều điều về việc học của con, điểm các môn đều rất tốt, khen cậu bé cao ráo, đẹp trai, luôn đứng đầu trong lớp. Mặc dù vậy, người mẹ này vẫn chưa hài lòng và cho biết dự định sẽ cho con theo học một lớp phụ đạo thêm ở bên ngoài.

Nếu cứ tiếp tục phát triển theo xu hướng như vậy, sau 30 năm nữa, liệu đứa trẻ này có trở thành người có “ba cao” với mức lương cao, thành tựu cao và địa vị xã hội cao? Trên thực tế, tất cả còn tùy vào sự biểu hiện thực chất của cậu bé và thái độ của người mẹ.

Sự giáo dưỡng, quyết định sự phát triển trong tương lai

Cách đây vài ngày, một người bạn kể cho tôi nghe về một câu chuyện xảy ra khi công ty của họ đang tuyển dụng: Lúc đó, có một nhân viên đến tuyển dụng, tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng với một bản sơ yếu lý lịch với đầy bảng thành tích.

Bảng lý lịch ấn tượng, cùng với việc đạt được điểm số cao trong bài kiểm tra viết, anh ta được mời tham gia buổi tiệc, trong đó có sự tham gia của các giám đốc điều hành công ty.

Trong bữa tiệc, cậu nói chuyện viễn vông, ba hoa khoắc lác, thậm chí là khạc nhổ lung tung, cậu ta hành xử như không có người vậy bên cạnh vậy, quả là một nỗi thất vọng lớn, điều này đã khiến hình ảnh của cậu ‘mất điểm’ trước mặt ban lãnh đạo. Cuối cùng, công ty nói với cậu ấy rằng: Mặc dù cậu có năng lực xuất sắc, nhưng cậu không biết tôn trọng người khác và không có tu dưỡng, vì vậy cậu không thể được nhận vào công ty,…

Dưỡng thành thói quen ăn uống có giáo dưỡng trên bàn ăn là tiền đề quan trọng để đảm bảo sự thành công trong sự nghiệp của con người sau khi bước vào xã hội sau này. Sự giáo dưỡng này, là tài sản vô hình quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái, tài sản này quả thực là vô hạn và vĩnh hằng.

Tầm quan trọng của việc giáo dục con trên bàn ăn

Chúng ta hàng ngày đều có tiếp xúc, quan hệ với những người xung quanh mình, mà bàn ăn là nơi giao lưu quan trọng để phát triển mối quan hệ giữa người với người. Ở giai tầng xã hội càng cao thì càng nhiều phép tắc. Và việc xây dựng thói quen ăn uống chuẩn mực là tiền đề quan trọng đảm bảo sự thành công trong sự nghiệp sau này của con trẻ.

Có những bậc phụ huynh chê việc giáo dục trên bàn ăn là hà khắc: “Trời đánh tránh miếng ăn, cứ để chúng ăn tự do thoải mái đi, gò ép làm gì”? “Chúng vẫn còn là trẻ con, cần gì mà phải sớm tính toán thế?” v.v…

Đúng vậy, chính vì còn là trẻ con, giống như một trang giấy trắng nên trẻ mới càng cần được quan tâm, bảo vệ; chính vì là trẻ con nên sự ngây thơ của trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy trẻ mới càng cần phải được giáo dục tốt để trở thành người có nhân phẩm, có ích cho xã hội.

Và để thực hiện những điều này, điều đầu tiên mà các bậc cha mẹ phải làm được là dạy dỗ trẻ học tập những thói quen, lễ nghi phép tắc trên bàn ăn, xây dựng cho trẻ nền tảng giáo dục và nhân cách tốt. Điều này sẽ quyết định sự thành công của con trẻ mai sau.

Dưới đây là một số thói quen tốt cho trẻ khi ăn uống, cha mẹ có thể tham khảo:

  1. Trước khi ăn (người lớn tuổi trước, người nhỏ tuổi sau), các thành viên trong gia đình vào vị trí của mình, đũa chỉ được di chuyển sau khi cả gia đình đã yên vị. Thông qua đó, cha mẹ có thể dạy trẻ cách kính trên nhường dưới, tôn trọng người lớn tuổi trong nhà.
  2. Học cách cầm bát và ăn một cách chính xác: Ngón tay cái của trẻ đặt trên thành bát, và bốn ngón tay còn lại đặt dưới đáy bát. Qua đó cũng thể hiện sự biết ơn của trẻ đối với từng bát cơm, hạt gạo.
  3. Trong bữa ăn, luôn giữ bàn sạch sẽ. Từ đó, dưỡng cho trẻ thói quen ngăn nắp, sạch sẽ.
  4. Khi ăn phải nhai chậm, hạn chế vừa ăn vừa nói chuyện quá nhiều, cố gắng không phát ra tiếng động mạnh, kẻo ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  5. Không lật gắp hoặc chọn thức ăn, một số món ăn cần phải sử dụng đũa chung để đảm bảo vệ sinh, khi đũa bị dính thức ăn của cá nhân thì không nên gắp thức ăn.
  6. Không vung vẫy đồ ăn vào người khác. Điều này cũng giúp trẻ học cách tôn trọng người khác.
  7. Các bữa ăn đều đặn và đủ lượng cho ba bữa một ngày, không ăn một phần, không ăn quá nhiều, quý trọng thức ăn và không lãng phí.
  8. Khi rời bàn ăn, cần cho thức ăn thừa và đồ ăn bẩn vào bát riêng, kê ghế thẳng đứng, mời những người đang ăn tiếp tục thưởng thức bữa ăn.

Con bạn sẽ trông như thế nào sau 30 năm nữa, nó làm nghề gì, kết hôn với người như thế nào, những thành tựu mà nó đã đạt được, và nó thuộc tầng lớp xã hội nào… hoàn toàn phụ thuộc vào cách giáo dục của bạn ngày hôm nay.

Bạn đã từng bao giờ kiểm tra lại cách giáo dục con cái của chính mình, và nhận ra rằng một số làm chưa đủ và một số là sai sót chưa?

Vì tương lai sau này của con trẻ, vẫn chưa là quá muộn nếu bạn dám thay đổi thói quen ngay từ hôm nay, và phép tắc đầu tiên, chính là giáo dục trên bàn ăn cho con trẻ.

 Lan Hòa biên tập

Nguồn: Secretchina

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm ăn khó khăn, sức khoẻ đi xuống, cứ âm thầm đặt vật này dưới hũ gạo, gia đình nghèo mấy cũng sớm phất, gia chủ đổi vậ:n, lộ:c lá kéo về

  Làm ăn khó khăn, sức khoẻ đi xuống, cứ âm thầm đặt vật này dưới hũ gạo, gia đình nghèo mấy cũng sớm ph:ất, gia chủ đổi vậ:n, lộ:c lá kéo về. Từ xưa đến nay, lương thực chính của người phương Đông là gạo, đặc biệt là người Việt Nam bởi vậy, hũ đựng gạo luôn là một vật dụng quen thuộc của mỗi gia đình. Nhưng ngoài công dụng cất giữ gạo, hũ gạo còn có những tác dụng phong thủy vô cùng to lớn. Theo phong thủy, để “tiền vào như nước”, tài vận hanh thông, thuận lợi, khi đặt hũ gạo, gia chủ nên chú ý những nguyên tắc sau đây: Đặt bao lì xì dưới đáy hũ gạo Các nhà phong thủy vẫn thường khẳng định khi chúng ta đặt một phong bao lì xì màu đỏ có đựng tiền bên dưới đáy thùng. Sau đó, đổ gạo vào đầy hũ sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong con đường tài lộc, kiếm được nhiều nhưng tiêu xài rất ít. Phương pháp này bạn có thể áp dụng quanh năm chứ không riêng gì ngày tết. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian thì ngoài việc đặt bao lì xì dưới đáy của hũ gạo thì chúng ta có thể thay thế bằng cách trù

Chỉ 1 giây nhìn ngón trỏ: Biết tương lai thành công, giàu có hay nghèo khó!

Trong sách tử vi và theo như cái nhìn của nhân tướng học, ngón út được xem là biểu tượng cho khả năng giao tiếp cũng như tính cách của một người. Ngón tay út có độ dài ngắn hơn ngón đeo nhẫn. Người sở hữu ngón tay út ngắn hơn 2 đốt của ngón tay đeo nhẫn thường là người sống khá kín đáo và không mấy khi bộc lộ cảm xúc của mình. Đặc biệt, những người có ngón tay út như vậy thường là người khá nhút nhát và khó lòng làm thành công những việc lớn, có tính rủi ro hoặc phiêu lưu mạo hiểm. Những người này thường có mức độ thành công trong công việc ở mức trung bình không quá cao.  Trong cuộc sống những người này dù là người trung thực, không thích nói dối hay thậm chí nói xấu sau lưng người khác nhưng đôi khi bạn lại tỏ ra rất bướng bỉnh và khá bảo thủ.     Ngón út dài hơn 2 đốt của ngón tay đeo nhẫn Trong nhân tướng học và tử vi học thì những người mà sở hữu ngón út dài hơn hai đốt ngón đeo nhẫn thì bạn thuộc kiểu người hướng ngoạ và họ có tầm hiểu biết nhất định. Những ng

Khi ngủ hay mơ thấy người thân đã khuất, vậy là tốt hay xấu? Sự thật được hé lộ

Mất đi người thân là nỗi đau lớn, ⱪhông gì bù đắp được. Vì vậy, ⱪhi ngủ, nhiều người mơ thấy người thân đã qua đời. Thực tế, cái chết thực sự ⱪhông phải là ⱪhi bạn ra đi ⱪhỏi cuộc sống này, mà là ⱪhi ⱪhông ai trên thế giới này còn nhớ đến bạn. Tương tự như những người vĩ nhân ⱪhác, dù đã từ bỏ cuộc sống từ rất lâu nhưng tinh thần của họ vẫn tồn tại và tiếp tục sống mãi trong trái tim chúng ta. Khi chúng ta mơ thấy những người thân đã ⱪhuất, một số người tin rằng họ đang gửi cho chúng ta một thông điệp, trong ⱪhi người ⱪhác cho rằng đó chỉ là hồi tưởng hàng ngày và một phần của giấc mơ đêm. Vậy, mơ thấy người thân đã ⱪhuất là điềm lành hay điềm dữ? Sau ⱪhi tham ⱪhảo ba quan điểm này, bạn sẽ có câu trả lời. Thứ nhất: Người đã ⱪhuất có tâm nguyện chưa thành? Khi bạn liên tục mơ thấy người thân đã ⱪhuất, hãy chú ý và nhớ ⱪỹ xem họ đã truyền đạt cho bạn bất ⱪỳ ý nguyện nào chưa được thực hiện và cần sự giúp đỡ từ bạn hay ⱪhông? Theo tư duy Phật giáo, vũ trụ là một chuỗi liên ⱪết vô tận, và